Wednesday, August 31, 2011

Kinh A Hàm

Tuesday, August 30, 2011

Phật học thường thức - 6



A. Mở đầu

Ai lại không muốn được sống lâu khỏe mạnh, sự nghiệp vững bền, gia đình hạnh phúc, mọi người tin tưởng quý mến, thông minh trí huệ. Vậy làm thế nào để đạt được điều đó? Năm giới chính là yếu tố căn bản để thực hiện ước mơ ấy!

B. Thân bài

I. Định nghĩa:

Giới nghĩa là ngăn ngừa lỗi lầm của thân – tâm. Giới còn có nghĩa là trong mát. Giới có thể dập tắt Lửa dữ của ba nghiệp thiêu đốt con người. Kinh Anh Lạc Bản Nghiệp nói: “Tất cả chúng sanh mới vào biển Tam Bảo lấy lòng tin làm gốc. Ở trong nhà Phật lấy Giới làm gốc”.

Ngũ Giới là năm điều ngăn ngừa những ý niệm, ngôn ngữ, hành động bất chánh. Người Phật tử cần phải gìn giữ để bảo vệ hạnh phúc cho mình, cho mọi người và vạn vật. Vì thương xót chúng sanh, Đức Phật chế định ra năm điều ngăn cấm này giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách đạo đức của một con người.

II. Năm Giới:

1. Không giết hại chúng sanh:

Cái quí trọng nhất của con người là mạng sống, giết hại mạng người là việc làm cực ác hoàn toàn trái với đạo lý.

Người tham sống, vật cũng tham sống, người sợ chết vật cũng sợ chết, Thế nên, người Phật tử vì lòng từ bi còn không nỡ giết hại loại vật huống gì là con người đồng loại!

Không giết hại mà còn phóng sanh các loài vật thì đời này và đời sau được quả báo khỏe mạnh và sống lâu. Trái  lại, người ưa giết hại chúng sanh hiện đời bị tổn thọ, đời sau bị quả báo thường đau và chết yểu.

2. Không trộm cướp:

Không được sự đồng ý mà lấy những vật thuộc quyền sở hữu của người, hoặc cậy thế ỷ quyền cưỡng ép bằng vũ lực để lấy, lường thăng tráo đấu, đi làm việc trễ giờ đều thuộc về tội trộm cắp cả.

Nếu phạm trộm cắp, hiện tại bị người tìm bắt, trói buộc, tra tấn kèm kẹp, hành phạt khổ sở, cha mẹ buồn tủi, xã hội khinh thường, bạn bè lánh xa, mất sự tin cậy nhau.

Sau khi chết, trở lại làm người bị bần cùng, cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Hoặc có khi làm được của, rồi bị cướp giựt, nhà cháy, nước trôi, rốt cuộc cũng hoàn nghèo khổ; hoặc làm tôi tớ trâu bò để đền trả nợ trước

Không trộm cắp mà còn bố thí, thì đời này đời sau hưởng phước giàu có, an vui sung sướng.

3. Không tà dâm:

Là cấm chồng hay vợ không được lén lút ngoại tình. Tham tâm tà bậy có năm điều tai hại:

a. Làm cho vợ chồng buồn khổ, ghen tương

b. Khiến mất lòng tin cậy nhau

c. Thân mạng gởi trên đao kiếm

d. Gia đình suy sụp

e. Mắc phải quả báo xấu về sau, là chồng hay vợ con sanh lòng lang chạ

Nếu muốn gia đình đầm ấm vui vẻ, muốn được tin cậy, muốn mạng sống vững yên, muốn thành tựu gia nghiệp, muốn được tiếng thơm sạch ở đời này, và khỏi bị quả báo xấu ở đời sau thì nên đoạn hẳn tà dâm.

4. Không nói dối:

Nói lời trái với sự thật mưu cầu lợi mình hại người, đó là nói dối. Nói dối có bốn cách:

a. Nói không chân thật: Lấy phải làm quấy, nên thấy mà nói không thấy. Lấy quấy làm phải, nên không thấy mà nói thấy.

b. Nói thêu dệt: Trau sửa lời hoa nguyệt, tiếng hay khéo, xui người buông lung tâm trí để làm việc tà bậy.

c. Nói lưỡi đôi chiều: Đến người này nói chuyện xấu người kia, đến người kia nói chuyện xấu người này, khêu gợi đấu tranh nhau, làm cho ân ái chia lìa.

d. Nói lời hung ác: Mắng nhiếc hủy nhục người khiến cho lửa giận tức của người bốc lên; cho đến có mặt thì khen, vắng mặt thì chê; ở trước mặt thì cho là phải, sau lưng cho là trái.

“Bớt nói một câu chuyện

Niệm nhiều một câu Phật

Đánh chết được vọng niệm

Pháp thân ta hiển lộ”

“Khẩu khai thần khí tán

Thiệt động thị phi sanh”

Vì dối trá nên hiện đời mất lòng tin cậy nhau, không thể lập nên sự nghiệp lớn, khi chết đọa vào ba đường ác chịu khổ.

Không nói dối sau khỏi ăn năn, ở đời được mọi người tin cậy, nhiều đời sau thân trang nghiêm tốt đẹp, có uy tín thế lực, mọi người nghe theo.

5. Không uống rượu:

Rượu làm cho người cuồng tâm mất trí, gây nên đủ thứ tội lỗi, chết đi sống lại trong sự si mê nhiều kiếp, nên rượu là món độc hơn cả thuốc độc. Uống rượu say có mười điều lầm lỗi:

a. Tâm tán loạn của cải rơi mất

b. Thân hay sanh bệnh tật

c. Tăng trưởng lòng giết hại

d. Tâm sân hận bừng bốc, ưa sanh sự đấu tranh

e. Trí tuệ dần kém

f. Phúc đức tiêu mòn

g. Sự nghiệp chẳng thành

k. Thêm nhiều sự buồn khổ

l. Khổ nhục cha mẹ vợ con

m. Thân hoại mạng chung, đọa vào địa ngục chịu khổ, đời đời ngu tối

Không uống rượu thì được lợi ích trái lại với những điều nói trên.

III. Nguyên nhân và mục đích của năm giới:

1. Tôn trọng sự công bằng

2. Tôn trọng tánh biết bình đẳng

3. Nuôi dưỡng lòng từ bi

4. Tránh nghiệp báo oán thù

5. Xây dựng xã hội an vui hạnh phúc

Saturday, August 27, 2011

Phật học thường thức - 5



Bài 4: Quy y Tam Bảo
A-Mở Bài:
Người sống trên đời như đi trong đêm tối, cần phải có ánh đèn sang suốt soi đường dẫn lối. Tam bảo chính là ngọn đèn tỏa sang giúp chúng ta đi đến chỗ an vui.
B- Thân Bài:
I. Định nghĩa:
1. Quy y là trở về nương tựa.
2. Tam bảo là ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng
a. Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn từ bi và trí tuệ viên mãn rốt ráo. Ngài là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến, bậc tri đạo, khai đạo, thuyết đạo.
b. Pháp là những phương pháp tu hành chấm đut khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
c. Tăng là một đoàn thể tu hành từ bốn người trở lên phải hòa hợp cùng chia sớt cho nhau về vật chất lẫn tinh thần theo sáu pháp hòa kính (thân hòa cùng ở chung, miệng hòa không tranh cãi, ý hòa cùng vui vẻ, kiến thức hòa cùng giãi bày, giới hòa cùng tu hành, lợi hòa cùng chia sẻ).
Tăng còn có ba ý nghĩa:
Một là chuyên gia về Phật học, đầy đủ hạnh vi diệu, hạnh chất trực, hạnh như lý, hạnh chân chánh.
Hai là người chỉ đạo tính ngưỡng, có tâm nguyện giáo hóa, chuyên lòng dốc sức cứu độ chúng sanh.
Ba là người kế thừa chánh pháp, làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài là nhiệm vụ chính yếu của Tăng già.

Người đời:
Vội vội vàng vàng khổ nhọc cầu
Mưa mưa nắng nắng trải xuân thu
Hôm hôm sớm sớm lo sanh kế
Lãng lãng quên quên bổng bạc đầu

d. Phật, Pháp, Tăng được gọi là ba món châu báu (Tam bảo), vì có sáu ý nghĩa: Hy hữu (hiếm có), Ly cấu (lìa sự nhơ bợn), Thế lực (có sức mạnh), Trang nghiêm, Tối thắng, Không thay đổi (theo Luận Bảo Tánh).

3. Quy y Tam Bảo là trở về nương tựa với Phật Pháp Tăng
Chỉ có Tam bảo mới là nơi nương tựa vững chắc nhất. Con người vì sợ hãi bất an mà đến quy y thần núi, rừng cây, đền miếu nhưng đó chẳng phải là chỗ nương tựa an ổn, chỗ quy y tối thượng, ai quy y như thế khổ não vẫn còn nguyên.
Trái lại quy y Phật Pháp Tăng phát trí tuệ chân chánh, hiểu thấu bốn lẽ thật: biết khổ, biết nhân khổ, biết khổ diệt và biết tám chi thánh đạo, diệt trừ hết khỗ não, đó là chỗ quy y an ổn, là chỗ quy y tối thượng. Ai quy y được như vậy, giải thoát hết khổ đau" (Pháp cú câu 188-192)

Đạo làm người - 3



http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-oLmNgi3231.wmv

http://www.megaupload.com/?d=O36ZG0LA (mp3)

Trong nhà bài bạc
Con cái đều hư
Trong nhà đờn ca
Con gái động tình
Trong nhà mê cờ
Con trai suy bại
Trong nhà nề nếp
Trai gái giữ lễ

Sunday, August 21, 2011

Đạo làm người - 1b



http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-DaoLamNguoi1b165.wmv


http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-DaoLamNguoi1b459.mp3


Chẳng học mà hay
Chẳng phải Thánh sao?
Có học mới hay
Chẳng phải hiền sao?
Học mà chẳng thông
Chẳng phải ngu sao?
Chịu khó mới thông
Chẳng phải trí sao?

Có ruộng chẳng cày
Kho lẫm trống không
Có sách chẳng dạy
Con cháu ngu ngốc

Kho lẫm trống không
Con cháu nghèo đói
Con cháu ngu ngốc
Lễ nghĩa chẳng thông

Hễ người chẳng học
Mờ như đi đêm
Nghe sách như điếc
Trông chữ như đui

Nhỏ thì siêng học
Lớn thì thực hành
Rèn lòng, sửa mình
Yên nhà trị nước

Kẻ sĩ sửa san việc nhà
Việc làng rồi tới việc nước
Những vị thi đậu làm quan
Vốn là hạng người đọc sách

Nghèo mà chăm học
Nhờ đó lập nên thân phận
Giàu mà chăm học
Nhờ đó danh vọng cang cao
Giở quyển là có ích
Có chí tất thành công

Một câu nhiễm tâm thần
Đều giúp đến bờ kia
Nghĩ suy hằng tu tập
Thường dùng làm thuyền bè

Học vấn càng rộng
Trí huệ càng sáng
Chẳng thẹn hỏi kẻ dưới
Trí huệ càng tinh thông
Học một mình không bạn
Kiến văn cạn và ít

Cá muốn thành rồng, vượt ba thác
Người muốn thẳng ngay, phải uốn mài
Trước lễ, sau văn nên thấu rõ
Học Phật cần tròn chữ "nhân" thay!