Sunday, July 5, 2009

Nhớ mãi không quên



http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-NhoMaiKhongQuen734.wmv


http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-NhoMaiKhongQuen995.mp3


05/07/09
Chùa Bửu Liên
Quận Bình Thạnh, TP HCM

2 comments:

  1. Người tu luôn luôn phải nghĩ nhớ 8 điều:
    Là căn bản của tất cả sự tu tập: an vui, thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát.
    Nếu không nhớ luôn luôn ở trong đau khổ.
    1. Đạo có được từ vô dục, không phải từ tham dục mà chứng đắc
    Tham muốn: làm cho con người đau khổ
    5-7 tuổi đã bắt đầu khổ đau vì sự ham muốn này, tham muốn bánh kẹo, đồ nhà chòi. Nếu không được thì nóng giận
    Lớn lên mười mấy 20: học hành, tình cảm
    Tiền của tài sản sự nghiệp
    Địa vị, danh vọng, quyền thế
    Đến già lòng ham muốn cũng chưa dừng lại, biết tu thì giảm chứ chưa hết, cũng làm mình khổ đau, phiền muộn.
    Không biết đủ, không biết dừng, luôn luôn cảm thấy thiếu thốn. Giả sử tham được có hạnh phúc thiệt sự không?
    Tham dục giống như đống lửa, rắn độc, vui trong giây phút đau không có tận cùng.
    Có con chó gặm được 1 cục xương đi qua cây cầu, thấy cục xương đưới bóng nước coi bộ bự hơn, rồi nó nhảy xuống chụp. Thả mồi bắt bóng. Chụp ảo ảnh, chụp bóng của mình. Những cái mình đang có mình không chấp nhận.

    2. Đạo có được từ nơi biết đủ chứ không phải từ chỗ không nhàm chán mà chứng đắc: Phải chấp nhận những cái mình đang có. Có những người danh vọng địa vị, giàu sang mà thấy trên gương mặt vẫn còn lo toan, tất bật, đuổi tìm. Tu là biết đủ và chấp nhận những cái mình đang có.
    Kinh Di Giáo, một khi buông lung năm giác quan. Luôn luôn kiểm soát chế ngự năm giác quan, không để nó phóng chạy, nếu không lòng ham muốn, chuyển vật chứ không để vật chuyển. Tu hành ở chỗ đó. Ngay lúc mình chấp nhận cái mình đang có, đạo hiển lộ. Đạo đâu có xa. Ngay trong từng danh hiệu Phật sáng ngời tĩnh lặng. Học chấp nhận biết đủ bằng lòng với những cái mình đang có. Có nhiều người rất khổ, ông bà già lụm ve chai, em bé bán vé số, người bệnh nằm 20, 30 năm, những chứng bệnh nan y bán thân bất toại; đuôi điếc câm ngọng tật nguyền...Nhìn lại mình, mình được tránh khỏi những tai nạn, mình có phước hơn họ. Có người chỉ muốn sáng mắt trong 2, 3 phút để nhìn thấy cha mẹ...Mình có thấy mình hạnh phúc, đầy đủ chưa. Khi bị đứt tay mới biết cái tay bình thường là hạnh phúc. Tới chừng bình thường thì lại quên trân trọng nó. Có nhiều người rất muốn vào chùa thọ bát hay chỉ 1, 2 giờ để nghe thuyết Pháp mà không đi được. Không ngờ hạnh phúc ngay trong giờ mình đang ngồi đây. Ngay lúc mình thấy an lạc biết đủ, đạo hiển lộ. Ngay trong từng danh hiệu Phật sáng ngời tỉnh lặng. Có những lúc khởi lòng tham muốn mà cất lên được câu niệm Phật thì sẽ thấy hạnh phúc tràn đầy.

    3. Đạo từ xa lìa không phải từ chỗ tu hội: Có khi mình nghĩ vô đạo tràng đông vui, cũng đúng với người sơ cơ, tu lâu năm không thể tìm cái vui nơi tụ họp, vì có tụ là có tan, nên phải xa lìa nơi thân và nơi tâm. Ngày hôm nay là ngày xa lìa, thân xa lìa, quan trọng tâm có xa lìa chưa. Chỗ ồn náo thì tâm mình sẽ rối loạn. Chùa với chợ, chỗ nào dễ an định hơn. Hể cảnh động, tâm mình khó định. Tập xa lìa những sự nương tựa. Giờ không tập lúc xa lìa thật sự lúc đó sẽ hoảng sợ. Khi nhắm mắt ra đi chỉ đi có một mình, nên phải tập sống một mình, tập đối diện với chính mình. Người tu sâu sắc ở chỗ giải quyết vấn đề của chính mình. Muôn việc ở đời giống như dòng nước chảy, luôn luôn lòng nhủ lòng, tựa lầu nâng sáo ngọc, trăng sáng đầy cõi tâm. Tập xa lìa đừng ưa chỗ đông đúc ồn náo, muốn tâm yên phải cảnh tịnh, tâm lắng, lắng mới trong.

    ReplyDelete
  2. 4. Đạo từ tinh tấn chuyên cần chứ không phải từ biếng nhác mà chứng đắc, luôn luôn nổ lực tinh tấn chuyên cần để cầu tới chỗ cao siêu của giác ngộ. Người chăn bò lùa đàn bò đi, con này hút con kia, chen lấn nhau:
    Ví như người cầm gậy, chăn dắt đàn bò si
    Già chết cũng như vậy, đang lùa mạng sống đi.
    Giống như chiếc thuyền làm bằng đất, có tranh thủ lẹ để qua sông không? Phải bơi chèo cho mau cho nhanh, mọi thời giờ nên nhiếp niệm cho tinh tấn.
    Như lửa cháy đầu

    ...
    Đừng cho xái buổi đi chầu đế vương
    Biết thân mỏng mảnh vô thường
    Sớm còn tối mất lo phương cứu mình
    ...

    5. Đạo từ chánh niêm chứ không phải tà niệm: tinh tấn nơi từng ý niệm, chứ không phải ngoài hình thức. Từ từ phải đi sâu vào chánh niệm.
    Phật Pháp thiết thực hiện tại không có thời gian đến để mà thấy. Nếu nội tâm có tham, ông biết nội tâm có tham không? Khi nội tâm không tham, ông có biết nội tâm không tham không? Phật Pháp là cái biết sáng suốt của mình. Hít vô "A Di" thở ra "Đà Phật" hoá giải được tâm tham, lúc đó là Niết Bàn là dập tắt ba ngọn lửa tham, sân, si. "Đến" là thực hành, là phải làm. Câu niệm Phật có hoá giải được tâm nóng giận hay không. Công dụng, hiệu quả ngay trong ý niệm của mình. Thọ dụng tức là xài được, nghe, học, xài được. Phải ứng dụng cho được. Khi buồn lo xuất hiện, ưu phiền nổi lên, tham muốn, nóng giận, lúc đó có đem câu niệm Phật ứng dụng được không. Chánh niệm có nhiều mức độ sai biệt khác nhau. Nghĩ nhớ chân chánh, nghĩ điều tốt điều thiện, lời Phật dạy, Phật Pháp Tăng... Ngay trong hơi thở hít vô A Di, thở ra Đà Phật. Không sợ niệm khởi chỉ sợ phát hiện chậm. Biết rồi thì dùng danh hiệu Phật soi sáng, niệm trước mê

    6. Đạo có được từ định ý không phải từ loạn ý mà được: niệm Phật, nghe Pháp, tĩnh toạ, Khi công việc tính toán vừa xong, trở về công phu niệm Phật của mình. Định rồi thì trí tuệ phát sanh

    7. Đạo có được từ trí tuệ không phải từ ngu si mà chứng đắc. Do nghe Pháp, nghiền ngẫm.
    Tất cả vạn Pháp giống như ảo ảnh giống như không gian ba chiều (3D movie). Thật sự trong hư không không có hoa đớm, chỉ có mắt nhậm mới thấy như vậy. Bồ Tát thấy chúng sanh đau xót: do tâm sanh nên pháp sanh, tâm diệt pháp diệt, nó là nó do lòng của mình vương vấn, dính mắc, chỉ cần lòng đừng dính mắc, tất cả sự vật đâu có làm gì mình.

    Hoa không mê người, tại người mê hoa
    Rượu đâu có làm say người, tại người say rượu
    Tại để tâm mình bị ràng buộc, đam mê

    8. Đạo từ chỗ không hí luận, thực hành sự không hí luận: nói chuyện phù phím, nói chuyện tào lao, lời vô nghĩa, làm động tâm động niệm. Miệng yên rồi mà tâm còn chưa lặng huống gì miệng chưa yên.
    Cảm nhận được nước Pháp ngọt ngào ở trong từng hơi thở.

    ReplyDelete