Tuesday, August 25, 2009

Cách làm .wmv ra dĩa

1. Từ dạng .wmv ra DVD: cách này thấy khó, nhưng phần mềm tải về free, khỏi phải mua:
http://www.online-tech-tips.com/computer-tips/burn-wmv-to-dvd/

2. Dùng phần mềm Nero (tôi dùng Nero 8 mua tải từ trên mạng về khoảng 25 dollars, còn Nero 9 bây giờ khoảng 50 dollars) là dễ làm ra dĩa nhất. Nero 8 gồm có:

*Nero Start Smart: dùng để làm .mp3 ra dĩa CD hay MP3.
*Nero Vision: dùng để làm .wmv ra VCD hay DVD. Một DVD có thể chứa từ 3 đến 4 .wmv files (mỗi file khoảng 1 tiếng).

3. Windows DVD maker for Window Vista cũng có thể làm .wmv ra DVD nhưng thời gian đốt ra dĩa rất lâu và mỗi DVD chỉ có thể chứa được 2 .wmv files.

4. Sang dĩa: sau khi chép ra dĩa được rồi, nếu quý vị muốn ấn tống nhiều băng giảng thì mua máy sang dĩa từ www.buyduplicator.com, máy có thể sang ra 1 lần 3, 5, hoặc 10 dĩa, giá khoảng hơn 200 tới hơn 500 dollars.

Thursday, August 6, 2009

Vật chỗ nào ở yên chỗ đó

http://blip.tv/file/2671156

http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-VatChoNaoOYenChoDo674.wmv

http://blip.tv/file/get/Phapamtinhdo-VatChoNaoOYenChoDo442.mp3

Am Pháp Ấn,
Đồi 45, Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng
06/08/09

Hôm qua MT cùng các huynh đệ đi dọn đường. Trong lúc dọn đường thì gặp một tảng đá, tảng đá này có mặt bằng phẳng nếu khắc chữ lên sẽ rất đẹp. Vì vậy, có một huynh đệ khắc lên tảng đá dòng chữ: "đá này ở yên nơi núi này". Quí vậy thấy nó có ý nghĩa gì không?

Từ câu nói đó, MT chiêm nghiệm thấy có nhiều đạo lý trong đó để mình nghiền ngẫm, tu tập. Đương nhiên là cục đá trên ngọn núi này thì ở yên trên ngọn núi này rồi, đâu chạy chỗ khác được. Nhưng mà có khi có người đào, có người đục, hoặc có người khiêng đi chỗ khác, hoặc là có khi nước chảy làm mòn rồi hòn đá lăn đi chỗ khác.

Giờ nói, "cục đá này ở yên nơi chỗ của nó" là nói nghĩa bình thường, thật ra đây gợi ta nhớ kinh Pháp Hoa có câu: "Các pháp ở ngôi pháp, thế gian tướng thường trụ". Các pháp ở ngôi pháp nghĩa là vật nào thì ở ngay vị trí của nó, như mình thấy ví dụ rất đơn giản, nhìn trên mặt của mình thì chân mày ở trên con mắt. Hôm nào mà chân mày không muốn ở trên con mắt mà nó muốn xuống dưới, thì quí vị thấy sao?

Chân mày có công dụng ngăn mồ hôi chảy xuống mắt, hoặc là lông mi mình cũng vậy, ngăn bụi bay vào mắt. Nếu không có lông mi và chân mày thì rối loạn, lôn xộn.

Cái miệng ở ngay vị trí cái miệng, hôm nào nó kg muốn ở đó nữa mà muốn chạy xuống chân thì có nguy chưa?

Đó là những chuyện mình thấy như là vui, dzí dzỏm nhưng mà có đạo lý sâu xa. Trong kinh Bách Dụ, Đức Phật có nói một ví dụ: Có con rắn nọ, hôm nọ cái đuôi con rắn nói chuyện với cái đầu: "Anh sao lúc nào cũng đi trước tui không hà, kg cho tui đi trước lần nào hết. Thôi giờ tui muốn tui đi trước hà. Cái đầu mới nói: " tui có con mắt dẫn đường, tui thấy chỗ nào có hố chỗ nào có lửa, chỗ nào có nguy hiểm tui tránh. Anh ở phía sau đâu có thấy, nếu đi trước thì lỡ lọt xuống chỗ nguy hiểm thì sao? Cái đuôi quyết định nằn nặc đòi đi trước, cái đầu kg còn cách nào nên để cái đuôi đi trước. Cuối cùng đi đi ngay hầm lửa mà nó đi xuống, rồi nó la: "aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaá" một cái là xong, cháy khô hết, chết queo.

Như vậy, cái đầu ở vị trí của cái đầu, cái đuôi phải ở vị trí của cái đuôi. Mỗi cái có công năng tác dụng riêng biệt.

Vì vậy, khi mình nói ra một lời gì, làm một việc gì thì mình nên nhớ đến vị trí của mình: Mình là bà, là vợ, hay mình là người Phật tử.v.v.

Nói cục đá, nói cái cây ở bên ngoài hay nói tới những sự vật.v.v..ở yên một chỗ thì dễ thấy. Đối với con người, nói yên đây kg phải là ngồi yên một chỗ mà tâm của mình có ở yên nơi vị trí của nó hay không.

Ngay khi mình ăn một muỗng cơm, tâm của mình ở ngay nơi hương vị của thức ăn, chứ đừng có nhai cơm mà trong tâm nghĩ sao tui ghét người kia quá, giận người nọ ghê..như vậy là tâm đã kg ở vị trí của nó mà nó chạy rồi.

Có một vị đến hỏi hòa thượng: "xin Ngài dạy cho con pháp môn giải thoát". Hòa thượng nói:" Tâm cảnh không đến nhau tức giải thoát".

Ví dụ trường hợp con mắt nhìn thấy cái ly, cái ly ở vị trí của cái ly, con mắt ở vị trí của con mắt. Khi con mắt nhìn thấy cái ly liền nghĩ: cái ly này đẹp à, để mình về tìm mua 1 cái giống cái này chẳng hạn. Như vậy thì tâm và cảnh dính chưa?

Thấy một người chưa được tốt, mình biết tới đó được rồi, nhưng thông thường mình hay thêm vô rằng người đó tốt xấu chỗ nào, rồi dẫn đến ghét, kể lại người khác nghe...như vậy là tâm cảnh ràng buộc.

Giờ mình tập, lúc nào cũng hít vô "A Di", thở ra " Đà Phật", cái ly ở vị trí cái ly, tâm mình ở ngay nơi vị trí tâm mình.

Có một cô leo núi vào buổi tối, khi lên đến đỉnh núi thì nói: "ủa tới rồi hả, tới hồi nào hỏng hay". Câu nói này nếu chịu khó nghiền ngẫm thấy rất hay. Vì đường lên núi có nhiều đá, nên khi đi phải nhìn kỹ, dòm kỹ coi chỗ nào bằng để mình bước, trời lại tối nên phải nhìn kỹ vì sợ bị té. Nhìn kỹ thì chú ý từng bước chân, chú ý từng bước chân thì đâu để ý đường đi dài hay ngắn, xa hay gần. Mỗi bước chỉ biết một bước chứ kg biết bước thứ 2, thấy cục đá thì bước lên chứ kg biết là bao nhiêu bước, vì vậy mà kg thấy gần, không thấy xa. Tới chừng tới thì ngạc nhiên nói:" ủa tới rồi hả, tới hồi nào kg hay, vì lo dòm dưới bước chân thôi".

Cái tu mình cũng giống như vậy, kg phải đợi 50-70 năm mà nắm chắc trong từng hơi thở. Nếu như mình chú tâm vào hơi thở giống như từng bước chân sợ té, vì té trầy chút xíu hà, xức dầu thì hết, hoặc bông gân thì bó bột vài ngày thì hết, còn hơi thở mà ngưng thì mình chết queo. Vậy mà sao mình kg quan trọng hơi thở hơn hén.

Mình biết chỉ một hơi hít vào không thở ra là qua một đời rồi nên càng phải chú tâm vào hơi thở hơn, càng chú tâm vào hơi thở thì kg nhớ đến cái khác, cũng không thấy mấy cái khác. Nhờ vậy mà mình ở yên nơi cái của mình. Ở yên nơi tâm mình tức là an trụ, an trụ tức là định, định lặng lẽ thì tâm tỏa sáng tức là huệ.

Mấu chốt, cội gốc chỉ có một hơi thở, mà nó bao trùm hết tất cả. Một hơi thở trùm hết tất cả pháp quán chiếu của Đức Phật. Phật dạy rất nhiều pháp quán: quán thân, quán thọ, quán vô thường..quán gì quán thì cái cuối cùng vẫn là thấy được lẽ thật của thân này. Lẽ thật của thân này là gì? là vay mượn trong từng hơi thở.

Ngài...có bộ Thanh Long sớ sao, NGài kg chấp nhận lý luận: nhận duoc tâm tánh tu hành giác Ngộ thành PHật nên đi khắp nơi để cầu thiện tri thức khai ngộ. TRên đường đi gặp một bà lão bán bánh bao để ăn điểm tâm sáng. Bà già thấy NGài quảy sau lưng bộ sách rất nặng, bà mới hỏi:" Ngài quảy sách gì vậy?" Ngài đáp:" tôi quảy Thanh Long sớ sao, chú giải kinh Kim Cang. Bà già nói: thưa Thầy xin hỏi NGài một câu, nếu Ngài tra loi được thì con cúng dường Ngài bánh, nếu trả lời kg được thì mời đi chỗ khác, chớ kg bán. NGài mới nói:" bà cứ hỏi"
Bạch Thầy trong kinh Kim Cang có câu:" quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, vậy bảo điểm tâm là điểm tâm nào?

Tức là tâm đã qua là kg có thiệt vì đã qua rồi, kg nắm bắt được, tâm hiện tại thì luôn trôi chảy kg ngừng, cũng kg nắm bắt được, tâm tương lai thì chưa tới, kg có thiệt, cũng kg nắm bắt được, vậy Ngai muon diem tam la diem tam nao?

Ngài trả lời kg được nên nhịn đói đi luôn.

Cái hiện giờ sáng suốt nghe pháp của mình đó, nó kg thuộc hiện tại, quá khứ, vị lai. Nó trong sáng, lặng lẽ, biết rõ từng lời rành rõ mà kg có động, kg có buồn thương giận ghét, kg có phải quấy hơn thua. Nó ở ngay vị trí của nó mà kg buộc vô cái ly này. Quí vị có cái đó kg? hỏng có lấy gì nghe pháp, lấy gì niệm Phật. Có mà bỏ quên kg thèm lấy ra xài, thường xài những cái sanh diệt đổi thay nên mình mới khổ đau, mới phiền hận. Nếu mình ở ngay nơi vị trí thì kg có gì xảy ra.