Thursday, April 10, 2014

Đại Cương Hệ Thống Giáo Dục Phật Giáo


1. Đạo làm người
.Đệ tử quy
.Bộ Minh Tâm Bảo Giám của nhà nho:
Nhân
Nghĩa 
Lễ
Trí 
Tín
2. Phẩm chất của người xuất gia
. Tì ni: rút từ phẩm Tịnh Hạnh của kinh Hoa Nghiêm. Mỗi cử chỉ đều có bài kệ để nhận biết mình đang làm gì. Nhắc nhở để thu nhiếp tâm trở về giây phút hiện tại.
. Sa di:
.  Oai nghi: nhìn xuống, đi không được đánh cần xa, nói lớn tiếng... nhằm nâng cảo phẩm chất đạo đức của người xuất gia. Người xuất gia là nhân thiên sư phạm. Oai nghi bên ngoài, phẩm chất bên trong được trở nên thăng hoa cao thượng.
. Cảnh sách: tiến đến mục tiêu cầu đạt Niết Bàn
3. Giáo lý phổ thông
. Phật học phổ thông: của cố HT Thiện Hoa
  - Đạo Phật
  - Chú trọng quy kính Tam Bảo: đem sinh mạng, tâm tư, tấm lòng để thể hiện. Hình Phật giống như Phật sống. Pháp giống như lời nói của Phật. 
. Sám hối nghiệp chướng, mỗi ngày lạy sám hối, phát lồ những cái dở, xấu, nghiệp chướng, hứa với Tam Bảo cố gắng khắc phục vượt qua. Để tiêu trừ nghiệp chướng, bào mòn chấp ngã, vô minh
Nghiệp tiêu, phước tăng, huệ phát triển mới vào nổi giáo lý nền tảng
4. Giáo lý nền tảng
 . Pháp ấn: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh.
 . Ni ca da, A Hàm
5. Giáo lý thâm sâu
Quán về bản tánh rỗng không của vạn vật. Đòi hỏi công phu quán chiếu trong từng hơi thở, động tác đi đứng nằm ngồi.
Duyên kết thì thành, duyên tan thì hoại. Ai thấy được rỗng không, người đó thấy Phật.
6. Giáo lý nhiệm mầu
Chỉ ra bản tâm thanh tịnh, hằng giác, diệu hữu của mình. Là nền tảng của tất cả Pháp. 
Tánh biết ở đâu cũng biết, địa ngục, ngạ quỷ, xúc sanh... Cái biết của mình bị lẫn lộn tạp chất, tuy có vàng mà không xài dược. Phải biết cách loại ra phiền não tham sân si, lấy câu niệm Phật, hơi thở, lạy Phật, công quả quên mình phục vụ Tam bảo, loại ra hết thì còn vàng ròng. 
7. Giáo lý phân khoa
Người thích Tịnh chuyên Tịnh, Thiền, Mật, Giáo, Luật... Nhất môn thâm nhập.
Không phân tông mà phân khoa
8. Giáo lý viên dung vô ngại của Hoa Nghiêm
Nếu không dễ bị kẹt vô tông phái, pháp môn của mình. 
Chỗ nào cũng là cảnh giới của đại đạo, không có gì chống trái với cái gì, mà hài hòa với nhau. Vạn pháp nương nhau làm nên cuộc đời. Tất cả làm thành cho nhau, cái này nhờ cái kia, bao nhiêu thứ kết hợp. Tất cả Pháp đều trở về tâm, như trường vĩ đại của Pháp giới. 
9. Thực hành, ứng dụng, ra làm Phật sự lợi lạc cho người rất lớn.