Sunday, August 12, 2012

Phật học thường thức 10 – Tu tập



Tụng kinh đọc có âm điệu những lời của đức Phật dạy một cách thành kính
Trống sớm chuông chiều thức tỉnh kẻ háo danh tham ái
Kinh vàng, kệ ngọc đưa người qua biển khổ, sông mê
Lặp tới lặp lui nhắc đi nhắc lại khắc sâu vào tâm trí để thấy rõ được sự thật cho đừng quên
Tụng Kinh như thế nào?
-Mặc áo tràng trang nghiêm, ngồi xếp bằng tề chỉnh. Tay gõ mõ điều đặn, mỗi nhịp rõ ràng khoai thai, không nhanh, không chậm thì mới có thể hiểu được nghĩa lý của Kinh.
-Tâm phải thu nhiếp vào từng chữ trong kinh. Dứt bỏ hết mọi vọng niệm, thì mới yên định, sáng suốt.
Không tụng quá nhanh, không tụng quá chậm
Có 3 hạng người tụng kinh
1. Tụng theo chữ
Chữ nào đọc theo chữ nấy, thuộc lòng hết trơn, tụng có phước là ba nghiệp thanh tịnh, nếu giờ đó không tụng thì nói chuyện đông tây, đôi chối.

2. Tụng theo lời, xét kĩ
Theo lời quán xét, tùy văn nhập quán. Tụng chữ Việt mới hiểu mà quán xét. Ngài Lục tổ một hôm giao củi, nghe câu bất ưng trụ sắc sanh tâm
Không có để tâm dính mắc vào cái gì hết, ngay lúc đó tức là tâm giải thoát của bồ đề
Giả sử gió đen thổi trôi dạt ghe thuyền tấp vào quỷ la sát
Gió đen là tâm nóng giận nổi lên cho nên lạc vào quỷ la sát, nếu không có tâm từ bi Quán Âm xuất hiện, thì đấu khẩu, đấu võ.
3. Tụng vào chánh định
Tụng kinh cho tới thâm nhập
a. Ngày đêm luôn luôn lúc nào cũng được nghe kinh
Thí dụ thấy người bị xe đụng, thấy hoa rơi là tụng được kinh vô thường
Tung kinh viec de nghia kho thong
tung khong hieu nghia luong uong cong
Hiểu rồi không làm thêm phí sức
Lợi ích của việc tụng kinh
+ Thân tâm được nhẹ nhàng
+ Ba nghiệp thanh tịnh, 6 căn thu nhiếp
+ Tăng trưởng trí tuệ
Thân tâm nhẹ nhàng
Niệm Phật:
Tại sao mình niệm Phật?
a. Dẹp trừ phiền não cho tâm tĩnh sáng
Thanh châu gieo vào nước đục
Nước đục không thể không trong
Phật hiệu gieo vào tâm loạn
Tâm loạn tất nhiên an định
Giống như cục phèn lóng tâm cấu bởn của mình
Niêm Phật như thế nào?
1. Lòng tin tha thiết
2. Sự hành trì chuyên nhất
3. Tâm nguyện mạnh mẽ
Ngài Liên Trì dạy:
- Có 3 cách niệm Phật
+ Niệm thầm: dễ ngủ gục, loạn tưởng trừ được 2 bệnh này thì tu mới tiến bộ
+ Niệm lớn tiếng: dễ mệt hao hơi
+ Niệm khẽ động môi: kim cang trì
Biết chỗ tùy lúc, tùy nơi. Buồn ngủ thì niệm lớn
Không phải niệm suông ở ngoài miệng, mỗi câu niệm Phật phải có một sức mạnh, tâm miệng hợp nhất, mỗi câu giống như là một hạt châu
Đừng tham nhiều mà chỉ cần
Không mong đợi thấy Phật mà chỉ mọng nhất tâm
Chớ có được ít mà cho mà đủ
Lợi ích của việc niệm Phật
1 câu niệm Phật trừ tội nặng trong 80 ức kiếp
Niệm tới 3 nghiệp thanh tịnh thì hiển lộ dáng vẻ như Phật
Hiện tại sống trong chánh niệm lúc lâm chung sẽ được vãng sanh
Tỉnh tọa
Ngồi yên, lắng dịu tâm suy nghĩ lăn xăn
Để trị bệnh thân và tâm
Thông thì bất thống
Thống thì bất thông
Chỉ có tâm yên định mới thấy được sự thật
Phật pháp chỉ là sự thật mà thôi, thân tạm bợ mong manh, tâm vô thường, quên gọi là mê, nhớ gọi giác
Người đời quý của báo, ta quý phút tâm tịnh
Của báo khổ luỵ người, tâm tịnh thấy được Pháp thân
Tĩnh tọa như thế nào?
1. Điều chỉnh thân
2. Điều hòa hơi thở
3. Điều phục tâm ý
Hơi thở là nhịp cầu nối giữa thân và tâm
Hít vào niệm thầm A Di
Thở ra niệm thầm Đà Phật
Chúng ta đã thở tự bao giờ mà chưa hề biết mình đang thở
Biết mình đang thở là một phát hiện trí tuệ, biết mình đang vay mượn
Cần phải thực hiện các động tác điều thân, tâm đúng cách cũng như hơi thở nhẹ nhàng phù hợp với từng câu niệm, mới có thể ngồi lâu và tâm dễ an định.
Tránh các sự nôn nóng, hấp tấp, làm qua loa hoặc dồn ép, đè nén ý niệm hoặc quá tập trung nơi đầu, lâu ngày dễ bị nhức đầu, mệt mỏi.
Nếu người tĩnh tọa một phút giây
Còn hơn xây hằng sa bảo tháp
Bảo tháp rốt cuộc hóa thành bụi
Một niệm tịnh tâm thành chánh giác

No comments:

Post a Comment